Chống thấm nhà vệ sinh là giải pháp hữu hiệu giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà. Vì là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nên trần và tường của nhà vệ sinh dễ bị thấm dột. Vệt thấm sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tính năng của nhà vệ sinh. Vì vậy, gia chủ nên sử dụng một số phương pháp chống thấm ngay từ giai đoạn xây dựng ban đầu. Điều này giúp khai thác và sử dụng nhà tắm một cách hiệu quả. Dưới đây, công ty xây dựng KT sẽ tư vấn đến quý bạn đọc 03 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hữu hiệu.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến nhà vệ sinh bị thấm
Trước hết, cần tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm dột. Thực tế, việc nhà vệ sinh bị thấm thường xảy ra sau một thời gian sử dụng. Thông thường, các vệt thấm thường xuất hiện chủ yếu ở lỗ thoát sàn, chân tường, giao tuyến giữa các ống thoát hoặc các lỗ ống thoát xí bệt. Các nguyên nhân dẫn đến việc bị thấm có thể kể đến gồm:
- Các hoạt động sinh hoạt thường ngày gây rò rỉ nước. Nước sẽ thẩm qua các mạch gạch và đọng dưới sàn bê tông.
- Công trình nhà ở khi xây dựng chưa được thực hiện chống thấm. Hoặc đã thực hiện chống thấm những chưa được xử ký hiệu quả và triệt để.
- Việc thiết kế, lắp đặt các thiết bị vệ sinh, hệ thống đường ống sai kỹ thuật. Dẫn đến việc nước xả ra sàng khi sử dụng trong thời gian dài, gây thấm xuống nhà vệ sinh.
- Kết cấu của sàng không đạt chuẩn, khiêng sàn bị lún, sụp, gây tích tụ nước dẫn đến thấm.
- Bên cạnh đó, khí hậu thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình chống thấm. Cụ thể, độ ẩm trong không khí cao cũng dễ làm nhà vệ sinh bị thấm dột nghiêm trọng.
- Chất lượng công trình kém, quá trình thi công cẩu thả là một trong những nguyên nhân làm nhà vệ sinh bị dột và xuống cấp.
Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nên dễ bị thấm dột nếu không được chống thấm kịp thời
03 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh được tin dùng nhất hiện nay
Để khắc phục tình trạng này, cần áp dụng các phương pháp chống thấm ngay khi còn đang xây dựng. Hiện nay, có 03 phương pháp chống thấm được sử dụng nhiều nhất. Gồm:
Sử dụng Sika chống thấm cho nhà tắm
Sika là một trong những vật liệu chống thấm dạng lỏng được sử dụng phổ biến hiện hay. Sika được sử dụng khá dễ dàng mà không cần pha thêm nước. Sản phẩm rất dễ quét, trộn nhanh, tạo tinh thể liên kết vững chắc. Từ đó, hình thành một lớp màng chống thấm hiệu quả. Sau khi quét, Sika mang đến hiệu quả chống thấm bền vững, tối ưu và có hạn sử dụng cao.

Sử dụng màng khò chống thấm
Ngoài ra, màng khò chống thấm cũng là cách được nhiều gia đình ứng dụng. Về cơ bản, đây là phương pháp làm sạch bề mặt nhà vệ sinh. Sau đó, quét một lớp Prime có gốc Bitum lên và khò trực tiếp. Độ nóng của lửa sẽ làm Bitum hóa lỏng và chảy xuống sàn. Sau đó, thợ thi công sẽ lăn một lớp màng và trát xi măng cát để bảo vệ lớp chống thấm này.
Phương khò chống thấm mang những ưu điểm như: không bị phụ thuộc vào thời tiết, có tiến độ thi công nhanh. Đồng thời, lớp màng khò khi hoàn thiện có thể dày từ 3 đến 5m. Điều này giúp mang đến khả năng chống thấm vượt trội. Ngoài ra, nếu chất lượng thi công đạt hiệu quả, tuổi thọ của màng có thể lên đến 10 năm. So với Sika, thì việc dùng màng khò sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định.

Sử dụng sơn chống thấm để chống thấm nhà vệ sinh
Một trong những phương pháp chống thấm nhà vệ sinh được ưu chuộng hiện nay là sử dụng sơn chống thấm. Sử dụng sơn giúp thợ giản lược tiến độ thi công. Thời gian chờ sơn khô rất nhanh, không cần khò nóng hay căn chỉnh, cắt tỉa. Bên cạnh đó, sơn chống thấm cho độ bền rất cao. Khả năng chống mài mòn tốt, kháng mặn, kháng kiềm và cực kỳ an toàn với người sử dụng. Đây là một giải pháp chống thấm hiệu quả, phù hợp với ngân sách của nhiều gia đình.

Tác hại của việc không thực hiện chống thấm nhà vệ sinh
Trong vài năm gần đây, việc chống thấm nhà vệ sinh không còn tốn quá nhiều chi phí. Có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp gia chủ có thể cân đối lựa chọn. Vì vậy, theo các kiến trúc sư lành nghề, việc chống thấm nên được thực hiện ngay từ khi xây nhà. Bởi, nếu không thực hiện chống thấm khi xây nhà sẽ dẫn đến một số tác hại sau:

Đối với cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Vì vậy trước khi đưa vào sử dụng, cần thực hiện chống thấm kỹ lưỡng. Nếu quá trình chống thấm không đảm bảo, nước thải có thể sẽ ngấm qua miệng cống. Từ đó ảnh hưởng đến mao mạch công trình và gây thấm nặng cho nhà vệ sinh.
Đối với sàn nhà vệ sinh: Mặt sàn nhà tắm thường được lát gạch mèn. Tuy nhiên, nếu gạch không được lát khín, độ dốc sàn không đảm bảo cho việc thoát nước thì sẽ ảnh hưởng đến mạch gạch. Nếu không được xử lý chống thấm sẽ gây sạt, lún khi sử dụng trong vòng 1 đến 2 năm.
Vách tường bao ngoài: Đây là khu vực đễ bị ảnh hưởng bởi nước mưa. Nếu không thực hiện thi công chống thấm đúng quy cách, sẽ ảnh làm giảm độ bền của nhà vệ sinh. Đồng thời, gây thấm loang ra toàn bộ kết cấu của công trình nhà ở.

Lời kết
Chống thấm nhà vệ sinh được xem là một trong những phương pháp cơ bản giúp tăng tuổi thọ cho ngôi nhà. Do vậy, cần thực hiện chống thấm ngay từ giai đoạn đầu khi xây dựng. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của các triến trúc sư để lựa chọn phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phù hợp nhất. Nếu có dự định xây nhà, hoặc cần tư vấn kiến trúc liên quan đến nhà ở. Vui lòng gọi ngay cho Mẫu Nhà Đẹp thông qua Hotline: 0931 839 489 để được tư vấn và báo giáo cụ thể.
Bài viết liên quan
Nhà mới xây bị nứt tường – nguyên nhân và cách xử lý chuyên nghiệp
Tình trạng nhà mới xây bị nứt tường, nứt chân chim, nứt dọc, nứt ngang,…diễn [...]
Th10
Màu sơn tường nhà đẹp – Tư vấn màu sơn tường bên ngoài nhà
Màu sơn tường nhà đẹp bên ngoài phù hợp giúp tăng tính thẩm mỹ cho [...]
Th9
Các loại móng nhà – Tư vấn thi công móng nhà phố phổ biến hiện nay
Các loại móng nhà thường được gia chủ quan tâm khi chuẩn bị xây dựng [...]
Th9
Chống thấm tường và những điều gia chủ không thể bỏ qua
Chống thấm tường là một trong những giai đoạn gia cố, giúp tăng tuổi thọ [...]
Th9